Tour du lịch Nhật Bản giá rẻ xin giới thiệu tới du khách những lý do cúi đầu ở Nhật Bản.
1. Lời chào
Đây là một điều khá phổ biến khi bạn chào một người bạn sẽ gật đầu nhẹ và hạ thấp bả vai xuống 10°. Hành động tương tự như thế cũng có thể dùng để chào tạm biệt.
2. Lời giới thiệu
Dù cho bạn giới thiệu một cách trang trọng hay giới thiệu theo cách bình thường thì bạn vẫn cần hạ thấp 30° phần thân trên. Điều quan trọng là bạn cần giữ sao cho vai và đầu thật thẳng, tay sẽ để ngay bên cạnh.
Sau khi trao đổi meishi (meishi nghĩa là danh thiếp) hãy cúi đầu và giữ như thế trong 1 giây hoặc lâu hơn. Không có lý do gì để nhìn thẳng vào mắt nhau trong khi cúi đầu (thực tế là khi làm như thế sẽ bị coi là hành động không đúng mực). Hãy giữ một khoảng cách để tránh cụng đầu vào nhau (điều đó đã từng xảy ra)
Nếu người mà bạn đang gặp là đối tượng quan trọng thì hãy cúi người thấp 45° và đừng bao giờ vừa cúi người vừa bắt tay cùng một lúc.
3. Những cái cúi đầu thể hiện sự kính trọng
Cúi đầu là một biểu hiện của sự khiêm tốn, nó cũng luôn thể hiện cả sự kính trọng
Ở Nara, loài hươu trở nên quá quen thuộc với những cái cúi chào đến mức chúng có thể sẽ cúi chào lại
4. Cúi chào trong thể thao
Một kiểu cúi đầu khác thể hiện sự tôn trọng với đối thủ trước một trận đấu thể thao. Đó thường là một kiểu cúi đầu nhẹ, thấp khoảng 20°
5. Kiểu cúi đầu tín ngưỡng
Việc cúi đầu trước các vị thần ở điện thờ Shinto là một điều thường thấy, đây là kiểu cúi đầu nhẹ và phần thân trên hạ thấp xuống một chút.
6. Cúi chào trong võ thuật
Võ thuật của người Nhật có các nghi thức cúi chào riêng của họ. Sự kính trọng đặc biệt đối với sensei (người thầy) của họ, và đấy cũng là một điều rất quan trọng trong việc thể hiện sự tôn trọng đối với đối thủ của bạn.
7. Cúi chào trước khách hàng
Ở Nhât, khách hàng được coi là thượng đế (hoặc tương tự thế). Vì thế nên một điều khá phổ biến đối với nhân viên là cúi chào khách hàng của họ. Đây là kiểu cúi chào hạ thấp phần thân trên xuống khoảng 20°.
8. Những cái cúi đầu cảm ơn
Nếu ai đó muốn bạn đứng về phía trước và thẳng hàng thì người đó sẽ thường cúi đầu hơi thấp để tỏ ý cảm ơn bạn. Nó còn phổ biến hơn khi những người lái xe ô tô cúi đầu chào lẫn nhau để thể hiện phép lịch sự.
Ở trong đám cưới của người Nhật, cô dâu thường sẽ có một bài diễn thuyết cảm động đối với bố mẹ của cô để cám ơn họ vì tất cả những gì họ đã ủng hộ.
9. Cúi đầu trong biểu diễn
Giống như ở phương Tây, người biểu diễn sẽ cúi đầu để đáp lại tràng pháo tay. Thông thường đó sẽ là một cái cúi nhẹ.
10. Lời xin lỗi nhẹ nhàng
Một lời xin lỗi nhẹ nhàng sẽ cần một cái cúi đầu thấp xuống khoảng 10°. Nó khá là quen thuộc trong tình huống bạn va phải một người lạ hoặc gây ra sự bất tiện nhỏ với ai đó. Chẳng hạn nếu có ai đó giữ cửa thang máy để chờ bạn vào, hãy nói sumimasen (nó có nghĩa là xin lỗi hoặc tôi rất tiếc)
11. Lời xin lỗi trong sự hoang mang
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn là một người hầu bàn và bạn làm đổ cà phê nóng vào người khách hàng. Bạn sẽ cúi người thấp xuống 45° lặp đi lặp lại động tác đó liên tục để thể hiện lời xin lỗi của bạn. Với mỗi cái cúi đầu hãy lặp lại câu moushiwake gozaimasen (Tôi thành thật xin lỗi)
Đây cũng là cách mà mọi người nói lời xin lỗi với yakuza (xã hội đen) trên phim.
>>> Xem tiếp: Du lịch Nhật Bản giá rẻ
12. Lời xin lỗi trong tình huống rất nghiêm trọng
Trong trường hợp bạn đã gây ra một tội ác nghiêm trọng và bạn xin lỗi những nạn nhân, bạn hãy cúi đầu trong tư thế đang quỳ và nói makoto ni moushiwake gozaimasen deshita (Tôi rất lấy làm tiếc vì những gì mình đã làm)
Những cái cúi đầu phi lý:
Ngoài những cái cúi đầu cần thiết đã liệt kê bên trên thì còn có một số kiểu cúi đầu khá là phi lý, chẳng hạn như khi mọi người ở Nhật thỉnh thoảng cúi đầu khi họ đang nói chuyện điện thoại.
13. Lời xin lỗi thông thường
Nếu sếp của bạn nổi nóng với bạn thì một cái cúi đầu hạ thấp phần thân trên xuống 45° là điều cần thiết. Hãy giữ tư thế cúi người trong vòng 5 giây và nói sumimasen deshita (Tôi xin lỗi về những gì tôi đã làm)
14. Lời xin lỗi nghiêm trọng
Hãy tưởng tượng bạn là CEO của một công ty và công ty của bạn vừa mới đưa ra những sản phẩm có thiếu sót. Ở trước một cuộc họp báo, có lẽ bạn sẽ cần xin lỗi với hạ thấp phần thân trên 45°, nó sẽ hợp lí hơn khi bạn giữ nguyên tư thế cúi người đó trong 15 hoặc 20 giây, và hãy nói moushiwake gozaimasen deshita (Tôi rất xin lỗi vì những thiếu sót của mình)
>>> Có thể bạn quan tâm: Tour du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào
Nguồn: Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét