Tour du lịch Nhật Bản giá rẻ

Cơ hội du lịch đất nước mặt trời mọc giá tốt nhất.

Tour du lịch Nhật Bản 5 ngày 4 đêm

Khám phá Nhật Bản cảnh sắc bốn mùa: Mùa xuân với hoa anh đào, mùa thu với cây lá phong, mùa đông với bông tuyết trắng, mùa hè xanh mát.

Tour du lịch Nhật Bản 6 ngày 5 đêm

Tham quan những điểm du lịch nổi tiếng: Tokyo, núi phú sĩ, Nikko, Narita, Kyoto, Osaka, Nagoya.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Cách làm cơm cuộn Nhật Bản

Tour Nhật Bản - Cơm cuộn Nhật Bản ẩn chứa trong nó rất nhiều chất dinh dưỡng từ những thực phẩm từ thiên nhiên và tươi mát.
>>> Xem thêm tour: du lịch nhật bản
Nguyên liệu:
– Gạo Nhật hạt tròn : 1 bát
– Lá gói rong biển
– Cà rốt : 2 củ.
- Dưa chuột: 1 quả
– Rau bó xôi : 100gr
– Giò: 100gr
– Trứng : 2 quả
– Vừng trắng
- Vừng đen
-Dầu mè
- Hạt nêm
- Tiêu
Có lẽ bạn cũng có mối quan tâm tới Nghệ thuật làm cơm Bento Nhật Bản.
Làm cơm cuộn Nhật Bản
Các bước tiến hành:
– Bước 1: Gạo Nhật bạn vo cho thật sạch rồi nấu
– Bước 2: Cà rốt và dưa chuột bạn đem đi rửa sạch sau đó thái thành hình sợi rồi chần qua nước sôi, sau đó vớt để vào bát nước lạnh.
– Bước 3 : Rang vừng
– Bước 4 : Chiên trứng rồi thái sợi
– Bước 5: Giò thái sợi
– Bước 6: Trộn vừng với cơm, thêm dầu mè rồi xới tơi.
– Bước 7: lấy 1 tấm mành tre chuyên dụng và đặt 1 lá rong biển lên tiếp đến bạn rải 1 lớp cơm mòng và sau đó là nhân và cuộn lại từ từ nhưng phải thật nhé.
– Bước 8: Bạn dùng dao sắc đã thoa dầu mè để cắt cơm.
- Bước 9: Dùng cơm với nước tương
Thành phẩm cơm cuộn
Trong các món ăn Nhật Bản có lẽ là cơm cuộn làm dễ mà lại rất thích hợp để đi chơi xa hoặc các buổi liên hoan, và bạn cũng sẽ rất tiết kiệm thời gian khi mang cơm đến văn phòng làm việc với món cơm cuốn này đấy.
>>> Tham khảo thêm: Tour Du lịch nhật bản giá rẻ tại hà nội
Nguồn: sưu tầm

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Ngỡ ngàng sắc thu Kyoto ở Nhật Bản

Tour du lịch Nhật Bản giá rẻ - Kyoto được biết đến là một thành phố cổ kính và đầy sức lôi cuốn, nhưng cũng là thành phố khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng với mùa thu tuyệt đẹp của sắc phong. Tháng mười một là tháng đẹp nhất trong năm để ngắm sắc lá phong màu rực đỏ ở Kyoto.
>>> Xem thêm: tour du lịch nhật bản ngắm hoa anh đào 5 ngày 4 đêm
Kyoto là một thành phố quyến rũ với hàng ngàn ngôi chùa và điện thờ. 
Du khách có thể dễ dàng đến Kyoto từ Tokyo và Osaka. Từ Sân bay quốc tế Kansai ở Osaka, tuyến tàu tốc hành JR Rapid và taxi sân bay sẽ đưa bạn đi một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Hầu hết các địa điểm tham quan đều nằm trong một khu vực liền kề ở dưới chân núi. Đền Tofuku-ji, Takao, Arashiyama, Ohara và Higashiyama,... là những địa điểm phổ biến nhất để ngắm hoa phong nở.
Tháng mười một là tháng đẹp nhất trong năm để ngắm sắc lá phong màu rực đỏ ở Kyoto.
Khi hè dần chuyển sang thu, rừng cây phong chuẩn bị thay lá đón chờ mùa đông đến. Nhiệt độ vào buổi trưa và buổi tối cũng đã có sự khác biệt và lá cây cũng bắt đầu chuyển từ màu xanh sang đỏ và vàng.
Tại Nhật Bản, mùa thu xem lá được gọi là “Momiji-Gari”. Thông lệ này có một lịch sử lâu dài, được các gia đình quý tộc tổ chức khoảng 12 thế kỷ trước, trong thời kỳ Heian.
Màu sắc và sự rực rỡ của lá thay đổi từ năm này sang năm khác, với lượng mưa và đặc biệt nhiệt độ ảnh hưởng đến sắc độ của lá. Sự khác biệt nhiệt độ giữa buổi tối và buổi trưa càng lớn, sự hòa quyện giữa sắc đỏ và vàng càng rực rỡ. Màu lá đỏ ở khu vực núi đặc biệt xinh đẹp bởi vì sự khác biệt nhiệt độ này.

Từ vùng núi đến đồng bằng, Kyoto được thiên nhiên ưu đãi với cây phong. Bạn thường có thể thưởng thức các lá ở đây từ cuối tháng Mười cho đến khoảng ngày 10 tháng 12.
>>> Tham khảo tour; Du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào 6 ngày 5 đêm
Nguồn: Tổng hợp

Lý do cúi đầu ở Nhật Bản

Tour du lịch Nhật Bản giá rẻ xin giới thiệu tới du khách những lý do cúi đầu ở Nhật Bản.
1. Lời chào
Đây là một điều khá phổ biến khi bạn chào một người bạn sẽ gật đầu nhẹ và hạ thấp bả vai xuống 10°. Hành động tương tự như thế cũng có thể dùng để chào tạm biệt. 

2. Lời giới thiệu
Dù cho bạn giới thiệu một cách trang trọng hay giới thiệu theo cách bình thường thì bạn vẫn cần hạ thấp 30° phần thân trên. Điều quan trọng là bạn cần giữ sao cho vai và đầu thật thẳng, tay sẽ để ngay bên cạnh.
Sau khi trao đổi meishi (meishi nghĩa là danh thiếp) hãy cúi đầu và giữ như thế trong 1 giây hoặc lâu hơn. Không có lý do gì để nhìn thẳng vào mắt nhau trong khi cúi đầu (thực tế là khi làm như thế sẽ bị coi là hành động không đúng mực). Hãy giữ một khoảng cách để tránh cụng đầu vào nhau (điều đó đã từng xảy ra)
Nếu người mà bạn đang gặp là đối tượng quan trọng thì hãy cúi người thấp 45° và đừng bao giờ vừa cúi người vừa bắt tay cùng một lúc.
3. Những cái cúi đầu thể hiện sự kính trọng
Cúi đầu là một biểu hiện của sự khiêm tốn, nó cũng luôn thể hiện cả sự kính trọng
Ở Nara, loài hươu trở nên quá quen thuộc với những cái cúi chào đến mức chúng có thể sẽ cúi chào lại
4. Cúi chào trong thể thao
Một kiểu cúi đầu khác thể hiện sự tôn trọng với đối thủ trước một trận đấu thể thao. Đó thường là một kiểu cúi đầu nhẹ, thấp khoảng 20°
5. Kiểu cúi đầu tín ngưỡng
Việc cúi đầu trước các vị thần ở điện thờ Shinto là một điều thường thấy, đây là kiểu cúi đầu nhẹ và phần thân trên hạ thấp xuống một chút. 
6. Cúi chào trong võ thuật
Võ thuật của người Nhật có các nghi thức cúi chào riêng của họ. Sự kính trọng đặc biệt đối với sensei (người thầy) của họ, và đấy cũng là một điều rất quan trọng trong việc thể hiện sự tôn trọng đối với đối thủ của bạn. 
7. Cúi chào trước khách hàng
Ở Nhât, khách hàng được coi là thượng đế (hoặc tương tự thế). Vì thế nên một điều khá phổ biến đối với nhân viên là cúi chào khách hàng của họ. Đây là kiểu cúi chào hạ thấp phần thân trên xuống khoảng 20°. 
8. Những cái cúi đầu cảm ơn 
Nếu ai đó muốn bạn đứng về phía trước và thẳng hàng thì người đó sẽ thường cúi đầu hơi thấp để tỏ ý cảm ơn bạn. Nó còn phổ biến hơn khi những người lái xe ô tô cúi đầu chào lẫn nhau để thể hiện phép lịch sự. 
Ở trong đám cưới của người Nhật, cô dâu thường sẽ có một bài diễn thuyết cảm động đối với bố mẹ của cô để cám ơn họ vì tất cả những gì họ đã ủng hộ.
9. Cúi đầu trong biểu diễn
Giống như ở phương Tây, người biểu diễn sẽ cúi đầu để đáp lại tràng pháo tay. Thông thường đó sẽ là một cái cúi nhẹ. 
10. Lời xin lỗi nhẹ nhàng
Một lời xin lỗi nhẹ nhàng sẽ cần một cái cúi đầu thấp xuống khoảng 10°. Nó khá là quen thuộc trong tình huống bạn va phải một người lạ hoặc gây ra sự bất tiện nhỏ với ai đó. Chẳng hạn nếu có ai đó giữ cửa thang máy để chờ bạn vào, hãy nói sumimasen (nó có nghĩa là xin lỗi hoặc tôi rất tiếc)
11. Lời xin lỗi trong sự hoang mang
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn là một người hầu bàn và bạn làm đổ cà phê nóng vào người khách hàng. Bạn sẽ cúi người thấp xuống 45° lặp đi lặp lại động tác đó liên tục để thể hiện lời xin lỗi của bạn. Với mỗi cái cúi đầu hãy lặp lại câu moushiwake gozaimasen (Tôi thành thật xin lỗi)
Đây cũng là cách mà mọi người nói lời xin lỗi với yakuza (xã hội đen) trên phim. 
>>> Xem tiếp: Du lịch Nhật Bản giá rẻ
12. Lời xin lỗi trong tình huống rất nghiêm trọng
Trong trường hợp bạn đã gây ra một tội ác nghiêm trọng và bạn xin lỗi những nạn nhân, bạn hãy cúi đầu trong tư thế đang quỳ và nói makoto ni moushiwake gozaimasen deshita (Tôi rất lấy làm tiếc vì những gì mình đã làm)
Những cái cúi đầu phi lý:
Ngoài những cái cúi đầu cần thiết đã liệt kê bên trên thì còn có một số kiểu cúi đầu khá là phi lý, chẳng hạn như khi mọi người ở Nhật thỉnh thoảng cúi đầu khi họ đang nói chuyện điện thoại.
13. Lời xin lỗi thông thường
Nếu sếp của bạn nổi nóng với bạn thì một cái cúi đầu hạ thấp phần thân trên xuống 45° là điều cần thiết. Hãy giữ tư thế cúi người trong vòng 5 giây và nói sumimasen deshita (Tôi xin lỗi về những gì tôi đã làm)
14. Lời xin lỗi nghiêm trọng
Hãy tưởng tượng bạn là CEO của một công ty và công ty của bạn vừa mới đưa ra những sản phẩm có thiếu sót. Ở trước một cuộc họp báo, có lẽ bạn sẽ cần xin lỗi với hạ thấp phần thân trên 45°, nó sẽ hợp lí hơn khi bạn giữ nguyên tư thế cúi người đó trong 15 hoặc 20 giây, và hãy nói moushiwake gozaimasen deshita (Tôi rất xin lỗi vì những thiếu sót của mình)
>>> Có thể bạn quan tâm: Tour du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Vai trò của người mẹ trong nền giáo dục Nhật Bản

Tour du lịch Nhật Bản giá rẻ - sau thảm kịch sóng thần năm 2011, nhiều người Việt Nam đã sửng sốt khi chứng kiến cách người Nhật vượt qua khó khăn và duy trì trật tự xã hội giữa cảnh đổ nát. Rốt cuộc thì điều gì đã làm nên một nước Nhật như thế? Câu trả lời hiển nhiên là: nền giáo dục tiên tiến của đất nước Nhật Bản. Và phía sau thành công đó là sự đóng góp không nhỏ của các bà mẹ.
Những đứa con khoẻ mạnh và sẵn sàng đến trường.




Theo số liệu thống kê mới nhất, tỉ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi ở Nhật Bản đang ở mức thấp báo động. Từ 35,4% năm 1950 giảm còn 12,9% năm 2013. Và dự kiến đến 2050, tỉ lệ trẻ em ở Nhật chỉ còn chiếm 9,7% dân số. Trẻ em quả thật là báu vật tương lai của đất nước này.
>>> Xem thêm: Du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào
Có một câu ngạn ngữ Nhật nói rằng “người Nhật có 4 nỗi sợ: động đất, gió bão, hoả hoạn và… người cha”. Trong nhiều gia đình, người cha giống như khách vậy, đi làm từ sáng sớm và về nhà khi con đã ngủ. Họ chỉ dành thời gian cho vợ con vào mỗi cuối tuần. Chính vì vậy, người mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dạy con. Bên cạnh vai trò xã hội của người cha, trách nhiệm chính của hầu hết các bà mẹ là nuôi dưỡng một đứa con khoẻ mạnh, và thiết lập cho con những thái độ mang tính nền tảng để chuẩn bị đến trường như sự tự giác, khả năng thích nghi hay ý thức trách nhiệm…


Trên thực tế, các trường mẫu giáo ở Nhật chủ yếu là “chơi mà học” rèn luyện kỹ năng thay vì tập viết chữ hay học toán. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ em Nhật Bản có thể đọc viết 46 ký tự Hiragana, cộng trừ 1 chữ số trước khi vào lớp Một nhờ được mẹ dạy ở nhà, thông qua các cuốn sách hay trò chơi…

Thành quả của phương pháp giáo dục mềm dẻo

Không ít bà mẹ Việt Nam chạnh lòng trước hình ảnh tự lập của trẻ em Nhật Bản. Những cậu bé tiểu học mảnh khảnh nhưng không hề ốm yếu, tự tin đi bộ đến trường, vai mang cặp và tay xách ba bốn loại túi lỉnh kỉnh khác.


Phải chăng tính tự lập và trách nhiệm đã có sẵn trong bộ gen người Nhật, hay đó chính là kết quả của một phương pháp giáo dục mềm mại? Có thể thấy rằng các bà mẹ Nhật Bản hầu như rất hiếm khi la mắng con mà thay vào đó, cố gắng xoa dịu cảm xúc của đứa trẻ: “Nếu không muốn ăn, con có thể không ăn cũng được, nhưng con sẽ đói đấy”. Vài lần sau, đứa trẻ sẽ tự nguyện ăn hết phần ăn của mình, một cách thích thú. Khi hai anh em giành đồ chơi với nhau, thay vì bắt anh phải nhường em, người mẹ sẽ nói: “Con nhìn kìa, hình như em đang buồn phải không? Con hãy giúp mẹ dỗ dành em nhé!”

Cách giáo dục này từ từ dẫn dắt đứa trẻ thực hiện các trách nhiệm của nó một cách tự nguyện và hoàn toàn không có cảm giác bị ép buộc. Theo nguyên tắc đó, những đứa trẻ Nhật Bản dần dần trở nên tự giác trong việc học tập, cũng như sẵn sàng tuân thủ các nguyên tắc và lề thói chung trong xã hội.

Obento – mang theo sự bảo bọc của mẹ đến trường 

Các trường mầm non ở Nhật Bản đòi hỏi người mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và tâm sức để hỗ trợ và đồng hành cùng con mình. Ví dụ dễ thấy nhất là phần đông bà mẹ Nhật phải tự làm rất nhiều công cụ như các loại túi xách, bao vở… theo kích thước và mẫu mã nhất định. Nếu có buổi học thể thao hay dã ngoại, mẹ phải chuẩn bị quần áo và cơm hộp cho con mang theo. Thỉnh thoảng, họ còn phải tham gia những hoạt động khác nhau ở trường như dọn dẹp, làm vườn… Bên cạnh đó là những buổi họp phụ huynh hoặc câu lạc bộ các bà mẹ. Chưa kể các sự kiện chính thức như các lễ hội hay ngày kỷ niệm… diễn ra khá thường xuyên và cha mẹ luôn phải có mặt.

Đến trường là bắt đầu hội nhập và thích nghi với một môi trường tập thể, cũng là lúc đứa trẻ dần rời xa vòng tay người mẹ. Nhưng quá trình đó diễn ra rất chậm rãi. Ở đây, những hộp cơm Bento mà những đứa trẻ mang theo đến trường mỗi ngày đóng một vai trò lớn. Mỗi ngày, các bà mẹ Nhật lại tự tay chuẩn bị bữa ăn cho con mang đến lớp. Nó là biểu tượng của mối dây kết nối mẹ con, là hoá thân của vòng tay bảo bọc yêu thương. Cùng với nó, đứa trẻ an tâm làm quen môi trường xã hội lần đầu tiên của đời mình.

Có thể nói, hơn bất cứ đất nước nào, thành công của Nhật Bản là minh chứng rõ rệt cho sự kết nối cần thiết giữa gia đình và nhà trường, bắt rễ ngay từ mẫu giáo. Sau khi ngả mũ trước thành quả giáo dục của xứ hoa anh đào, có lẽ, các bà mẹ Việt Nam cần phải tự hỏi: “Chúng ta đã dành đủ thời gian cho con mình hay chưa?”

Hoikuen & Yochien

Ở Nhật Bản có hai loại trường dành cho trẻ trước khi vào tiểu học. Hai loại hình này đôi khi khiến nhiều người nước ngoài dễ nhầm lẫn, nhưng thật ra chúng có những khác biệt nhất định về mục tiêu, trách nhiệm và cách thức hoạt động. Điểm giống nhau là cả hai loại hình này đều không chú trọng việc dạy chữ hay làm toán, mà giống như một sân chơi để phát triển tính cách, kỹ năng cá nhân và rèn luyện xu hướng hoà nhập cộng đồng.

Yochien: trường mẫu giáo, do Bộ Giáo dục quản lý. Có cả trường công và trường tư. Nhận trẻ từ 3-6 tuổi. Giữ trẻ chỉ 5 tiếng/ngày. Một số trường yêu cầu học sinh phải mang theo bữa trưa từ nhà. Yochien không quy định các điều kiện nhập học, ngoại trừ độ tuổi và tất nhiên, học phí. Mục tiêu của Yochien là giáo dục, chuẩn bị cho trẻ em những kỹ năng và phẩm chất cơ bản trước khi vào tiểu học. Lớp học do các giáo viên phụ trách và chương trình giảng dạy dựa trên mục tiêu giáo dục.

Hoikuen: nhà trẻ, do Bộ Phúc lợi quản lý. Có trường công và trường tư. Nhận trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. Bạn có thể gửi con 8-10 tiếng/ngày và cả thứ Bảy. Hoikuen được lập ra để đáp ứng nhu cầu xã hội, do ngày càng có nhiều bà mẹ đi làm, dành riêng cho những gia đình có hoàn cảnh không thể chăm sóc con. Thông thường bạn phải nộp tờ khai thuế thu nhập để chứng minh là mình có đi làm. Việc chăm sóc trẻ ở Hoikuen do các bảo mẫu phụ trách theo quan điểm của phúc lợi xã hội.
>>> Đăng ký: Tour du lịch Nhật Bản
Nguồn: Tổng hợp