Tour du lịch Nhật Bản giá rẻ

Cơ hội du lịch đất nước mặt trời mọc giá tốt nhất.

Tour du lịch Nhật Bản 5 ngày 4 đêm

Khám phá Nhật Bản cảnh sắc bốn mùa: Mùa xuân với hoa anh đào, mùa thu với cây lá phong, mùa đông với bông tuyết trắng, mùa hè xanh mát.

Tour du lịch Nhật Bản 6 ngày 5 đêm

Tham quan những điểm du lịch nổi tiếng: Tokyo, núi phú sĩ, Nikko, Narita, Kyoto, Osaka, Nagoya.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Phong tục đón năm mới của người Nhật Bản - DuLichNhatBan

1. Đón năm mới với gia đình

Có rất nhiều người Nhật về quê để cùng đón năm mới với gia đình. Cũng giống như ở Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc và rất nhiều nước châu Á khác, người Nhật cũng quan niệm năm mới là dịp để những người thân tụ họp, ôn lại những kỷ niệm về một năm đã qua.
>>> Xem thêm tour du lịch nhật bản giá rẻ
2. Trang trí lại nhà cửa

Ngôi nhà trong năm mới sẽ được trang trí bằng những bùa may đậm phong cách truyền thống Nhật Bản, thể hiện tín ngưỡng và mong muốn trong năm mới. Người Nhật có thể mua hoặc tự làm một vòng hoa thật đẹp bằng rơm và bùa cầu may rồi treo trên cửa trước nhà mình. Ngoài ra, họ cũng nên đặt bên cạnh cửa ra vào một kadomatsu (cây may mắn – thông hoặc một cây cảnh nào đó), hay có một chú maneki neko (mèo may mắn) ở trong nhà, hoặc để trên bàn làm việc của mình một chiếc kumade (cái cào than cầu may).

3. Làm món Mochi

Mochi là một loại bánh gạo của Nhật Bản, dai và có vị ngọt. Người ta cũng thường gọi món này là “O-mochi”, “o” là một âm tiết thêm vào để tạo sự trang trọng, cho thấy đó là món ăn thiêng liêng. Mochi là một phần không thể thiếu được trong lễ mừng năm mới ở Nhật Bản. Bạn có thể thưởng thức Mochi theo nhiều cách. Người ta thường dùng bữa sáng với món Mochi dưới dạng súp nóng gọi là Zouni, hoặc ăn kèm với nước tương hay mù tạt. Ngoài ra, có thể dùng bánh cho những bữa tiệc ngọt với một chút trà xanh truyền thống.

4. Tổ chức một buổi Bonenkai (tiệc chia tay năm cũ)

Đây có thể là một bữa tiệc được tổ chức trong phòng trà với những tấm nệm tatami và bàn thấp kiểu Nhật, hoặc một nhà hàng phong cách phương Tây, nhưng đồ ăn là những món truyền thống của Nhật Bản. Đó có thể là shashimi, miến soba, súp cá đỏ, món fugu, cơm, trứng cá, tempura, và rượu sake. Theo truyền thống, người Nhật không tự rót đầy rượu cho mình mà thường rót đầy chén của bạn bè khi thấy chén của họ đã cạn. 
>>> Tham khảo tour: du lịch nhật bản ngắm hoa anh đào
5. Cùng trao đổi Nengyou

Nengyou là một loại thiệp năm mới rất đặc biệt, được trang trí bằng 12 con Giáp theo kiểu Trung Hoa. Ở Nhật Bản, các bưu điện địa phương thường có những dịch vụ đặc biệt trong dịp năm mới để chuyển những bức Nengyou này đi khắp nơi.

6. Tặng nhau Otoshidama

Theo truyền thống, Otoshidama là những món quà nho nhỏ được tặng cho nhau trong suốt những ngày kề năm mới. Thời nay, Otoshidama thường là tiền mà người lớn trao cho trẻ em. Mệnh giá được sử dụng chủ yếu là khoảng 5.000 Yên (khoảng 1 triệu đồng), và được đặt trong những phong bao màu đỏ có hình trang trí đặc biệt. Đối với những người làm nghề buôn bán, đôi khi họ sẽ tặng Oseibo (một món quà gì đó được làm từ hàng hóa của họ).

7. Dọn dẹp nhà cửa

Cuối năm chính là khoảng thời gian phù hợp để dọn dẹp và trang hoàng lại cho ngôi nhà và văn phòng làm việc. Người Nhật gọi việc này là susuharai hay ousouji.

8. Ăn món Toshikoshi Soba vào ngày 31/12

Đây là truyền thống bắt nguồn từ vùng Tokyo. Những sợi mì dài chính là biểu tượng cho một cuộc sống lâu dài và trường tồn.

9. Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa

Đây là một cuộc thi hát rất phổ biến khi đi du lịch Nhật Bản, giữa hai đội Đỏ và Trắng. Trong khi đội Đỏ mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ, thì đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Những bài hát và màn trình diễn ở đây đều do một ban giám khảo được chọn bởi kênh truyền hình NHK (Nhật Bản) chấm điểm. 

10. Đi lễ hoặc đến thăm một ngôi đền

Đợi đến lượt mình để rung chuông và cầu xin may mắn trong đền, sau đó mua những tấm bùa cầu may từ những miko (nhà sư giữ đền) như omamori, hamayda, kamifuda hoặc ema. Hãy chú ý lắng nghe nhạc gagaku (nhạc chầu). Ở trong những ngôi đền Phật Giáo, bạn có thể được xem cảnh chiếc chuông trong đền rung tới 108 lần vào lúc nửa đêm.
Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Nghi lễ chạy qua lửa của trẻ em Nhật - Du lich Nhat Ban

Du lịch nhật bản - Vùng Atsuta Shrine, quận Aichi-ken, Nhật Bản có một nghi lễ được tổ chức hằng năm dành cho những đứa trẻ nơi đây mà mỗi khi nhắc đến khiến mọi du khách không khỏi giật mình! Đó là những đứa trẻ sẽ đi chân trần chạy qua đám than rực đỏ!
>>> Xem thêm tour: http://dulichnhatban.travel/tour/du-lich-nhat-ban-ngam-hoa-anh-dao-6-ngay-5-dem
Gương mặt những đứa trẻ sợ hãi và đau đớn khi phải thực hiện nghi lễ kỳ lạ này!


Được biết những người dân nơi đây tin rằng nghi lễ này sẽ giúp những đứa trẻ không bao gặp hỏa hạn trong suốt cuộc đời của mình.

Có những bậc phụ huynh vì quá thương con nên đã thay con thực hiện nghi lễ này.
Nguồn: Sưu tầm.
>>> Tham khảo: tour nhật bản giá rẻ

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Mùa thu lá vàng, lá đỏ ở Nhật

Du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào - Hầu hết các vùng ở Nhật đều có bốn mùa và mùa thu thường rơi vào tháng 9, 10 và 11. Lá cây sẽ dần chuyển sang đỏ, cam và vàng trông vô cùng đẹp mắt. Người Nhật gọi chúng là “kouyou”. Điểm đến lý tưởng để thưởng thức trọn vẹn lá thu là ở núi Daisetsuzan, thành phố Hokkaido. Ngoài ra du khách còn có thể ghé thăm thành phố Nikko, Kamakura, Hakone và nhiều nơi khác nữa.
>>> Xem ngay: tour nhật bản ngắm hoa anh đào giá rẻ


Những ngôi chùa và đền thờ cổ tại Kyoto và Nara luôn là điểm đến thích hợp khi tới Nhật vào mùa thu bởi việc ngắm nhìn những kiến trúc cổ hòa với màu lá cùng những cơn gió nhẹ thoang thoảng thật khiến lòng người thanh thản, yên bình.

Trải nghiệm các lễ hội độc đáo

Đến Nhật vào mùa thu, du khách sẽ được hưởng một không khí lễ hội truyền thống thực sự bởi người dân Nhật còn tổ chức rất nhiều lễ hội trên khắp đất nước để thể hiện sự biết ơn về một vụ mùa bội thu. Khách du lịch sẽ được thưởng thức vô vàn những món ăn địa phương, đồ thủ công mĩ nghệ mang đậm dấu ấn Nhật Bản.

1. Hội thao Taiiku-no-hi

Có rất nhiều lễ hội tại Nhật diễn ra vào mùa thu, như lễ hội “Taiiku-no-hi” (lễ hội thể thao) tổ chức vào ngày thứ hai trong tuần thứ hai của tháng 10. Nhiều hội thao được tổ chức ở các trường học và thị trấn để nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của người dân.

2. Ngày hội văn hóa Bunkano-hi

“Bunkano-hi” hay còn gọi là ngày hội Văn hóa Nhật Bản hàng năm được tổ chức vào ngày 3/11 với mục đích quảng bá văn hóa muôn màu của đất nước. Rất nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật, diễu hành và trao giải thưởng cho những nghệ sĩ, nhân vật có cống hiến thúc đẩy nền văn hóa diễn ra vào ngày này.

3. Lễ hội trẻ em Shichi-go-san

Ngày 15/11 hàng năm diễn ra lễ hội “Shichi-go-san”. Đây là lễ hội truyền thống dành cho trẻ em 3, 5, 7 tuổi. Lễ hội này có ý nghĩa quan trọng trong gia đình. Những gia đình có trẻ trong độ tuổi sẽ đến đền, chùa để cầu sức khỏe, mong các bé sẽ “hay ăn chóng lớn”. Trẻ con mặc kimono và được người lớn tặng “chitose-ame” (những cây kẹo dài) tượng trưng cho sự trường thọ.

4. Lễ hội ở thị trấn Tanagura

Lễ hội mùa thu ở thị trấn Tanagura tổ chức tại thành phố Shirakawa tỉnh Fukushima. Lễ hội này diễn ra vào ngày 12 đến13/10 và có lịch sử gần 200 năm. Vào dịp lễ hội, người dân sẽ đứng trên những con thuyền được trang trí rất đẹp, cùng nhau đánh trống và hát múa.

5. Lễ hội cười Warai Matsuri

Ngoài ra, ngày 12/10 sẽ diễn ra lễ hội cười “Warai Matsuri” tại thị trấn Hidakagawa, tỉnh Kawayama. Lễ hội này rất đặc biệt, một người bê đồ lễ dẫn đầu đoàn diễu hành, tiếp sau đó là một yêu tinh mũi dài gọi là “tengu”, một con quỷ “oni” nối tiếp là đoàn người nhảy điệu “sasaramai” tất cả đều hô vang “cười, cười”. Khi đến cổng đền thờ, tất cả mọi người phá lên cười thật to. Truyền thuyết kể rằng, vị thần Niutsuhime no mikoto đã ngủ quên và trễ giờ đến lễ hội, nên đã bị chế giễu bởi những vị thần khác.
Nguồn: Sưu tầm.
>>> Xem thêm: du lịch nhật bản